Mách mẹ bí kíp chăm sóc giấc ngủ của trẻ | Thegioinem.com

Gepubliceerd op 17 juni 2022 om 06:50

Không ít trẻ quấy khóc, thường xuyên giật mình khi ngủ khiến không ít bố mẹ lo lắng. Trong khi đó, nhu cầu ngủ đủ giấc của trẻ là rất cao. Ngủ là một trong những yếu tố giúp quá trình phát triển của bé toàn diện hơn. Giải pháp cho tình trạng này là gì? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu bài viết Mách mẹ bí kíp chăm sóc giấc ngủ của trẻ nhé.

Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ

Cách tốt nhất để chăm sóc giấc ngủ của trẻ là mẹ nhận ra được những “tín hiệu” buồn ngủ của bé và cho bé ngủ ngay khi con cảm thấy mệt mỏi. Khi bé đã cảm thấy rất buồn ngủ mà vẫn không được đáp ứng nhu cầu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và điều này còn ra gây rối loạn giấc ngủ cho trẻ. Mỗi bé có những dấu hiệu buồn ngủ khác nhau, nhưng thông thường bé sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé hoạt động ít hơn
  • Trở nên yên lặng hơn
  • Không hứng thú với đồ chơi, với việc vui đùa nữa
  • Dụi mắt
  • Nhìn chằm chằm vào một vật gì đó
  • Trở nên cáu kỉnh, quấy khóc
  • Ngáp
  • Nằm xuống
  • Vùi mình vào trong chăn nệm
  • Đòi bú mẹ hoặc đòi ngậm núm vú, bình sữa

Dấu hiệu buồn ngủ của bé sẽ thay đổi khi bé ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Bố mẹ cần quan sát và theo dõi để chăm sóc giấc ngủ của trẻ tốt hơn.

Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi đi ngủ

Trẻ em rất nhạy cảm và thường có những giai đoạn rất hay quấy khóc khi đi ngủ. Các nguyên nhân thường gặp gồm có:

  • Sợ hãi: Một số trẻ có nỗi sợ với bóng tối nên thường hay quấy khóc, khóc giữa đêm khi tỉnh giấc. Lúc này việc ôm và vỗ về sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ, dần dần khiến cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp và an toàn và nỗi sợ bóng tối biến mất.
  • Mệt mỏi: Việc bé hiếu động quá mức vào ban ngày khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời, khó chịu. Vì thế, bé dễ gặp phải ác mộng và quấy khóc khi ngủ.
  • Trẻ có vấn đề về sức khỏe: Những vấn đề thường gặp là mọc răng, đói hoặc khát, trẻ sắp ốm hoặc bị dị ứng/côn trùng đốt. Tất cả những nguyên nhân này đều khiến trẻ giật mình và quấy khóc.

Bí kíp để bé có những giấc ngủ ngon

Trẻ nhỏ thường ngủ khá nhiều nhưng chu kỳ ngắn. Thời gian ngủ mỗi ngày không giống nhau, lúc ngủ ít lúc ngủ nhiều và tất nhiên điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để chăm sóc giấc ngủ của trẻ tốt hơn và giúp mẹ có thời gian hơn để làm những việc riêng, Thế Giới Nệm sẽ gợi ý cho bạn những tips để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ dưới đây:

Giúp bé nhận biết thời gian ngủ

Nhiều bé có thói quen thức đêm ngủ ngày và điều này ảnh hưởng rất lớn đến giờ giấc ngủ nghỉ của bố mẹ. Bạn không thể thay đổi bé ngay được nhưng có thể cải thiện bằng cách xây dựng những dấu hiệu giúp bé nhận biết thời gian thức và thời gian nghỉ ngơi:

  • Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ vào ban ngày: Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
  • Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng. 
  • Tạo nhiều tiếng ồn, tiếng động xung quanh.
  • Cho bé thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, vận động tay chân.
  • Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Khi đến thời gian ngủ:

  • Giữ yên lặng và nói khẽ. 
  • Giữ phòng tối hoặc sử dụng đèn ngủ ánh sáng dịu.
  • Bật một bài nhạc êm ái và quen thuộc với bé hoặc có thể sử dụng tiếng ồn trắng (tiếng mưa, tiếng sóng biển, tiếng dế mèn, tiếng quạt, tiếng máy điều hòa không khí…) để giúp trẻ thư giãn, dễ ngủ hơn.
  • Thay đồ ngủ cho bé để bé có thể nhận biết được dấu hiệu đi ngủ.

Dạy bé cách tự ngủ 

Sau khi trẻ đã phân biệt ngày đêm và có thói quen khi ngủ tốt, đã đến lúc mẹ cần dạy cho bé cách tự ngủ.

Trong thời gian này, mẹ tuyệt đối không cho bé nằm võng hay nôi lắc. Vì điều này vô hình dung sẽ khiến bé có thói quen rung lắc, đu đưa như vậy mới có thể chìm vào giấc ngủ. Ngược lại, nên đặt bé ngủ trên giường hoặc cũi, vỗ nhẹ lưng hoặc cho cho bé nghe nhạc nhẹ để bé tự chìm vào giấc ngủ.

Lỗi sai mẹ thường hay mắc phải khi tạo dựng giấc ngủ cho bé

Nhiều nguyên nhân bên trong khiến giấc ngủ của bé bị xáo trộn, nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ việc các mẹ chăm sóc giấc ngủ của trẻ chưa đúng cách. Đây là lỗi các mẹ thường gặp phải khiến giấc ngủ của con không còn trọn vẹn:

  • Cho con đi ngủ quá muộn: Thời gian để bé bắt đầu chu kỳ ngủ của bé là từ 6 đến 8 giờ tối. Tuy nhiên, một số phụ huynh thường kéo dài giờ ngủ của con đến 10 hoặc 11 giờ, điều này khiến hormone phát triển của bé không được sản sinh một cách tối ưu nhất.
  • Giữ không gian quá yên tĩnh: Các bé thích những gì quen thuộc, nên thay vì giữ yên lặng,  bạn hãy thử với nhạc không lời hoặc hát ru sẽ giúp bé nhận ra được tín hiệu đến lúc phải đi ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Cho bé vừa bú sữa vừa ngủ: Thói quen này giúp bé dễ ngủ nhưng lại làm tăng nguy cơ nghẹt thở, sặc. Bạn nên rút bình sữa ra khi bé đã thui thui và tráng miệng bé với một chút nước ấm.
  • Không quan tâm đến chất lượng tã giấy: Một chiếc tã tốt giúp bé có trọn đêm thoáng khô, không phải thức dậy vì khó chịu, ngứa ngáy.
  • Cho bé ngủ mà chưa ăn tối: Giấc ngủ ngon giúp hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, trí não làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, dinh dưỡng cũng chiếm một phần không kém. Nhiều bố mẹ cho con ngủ một giấc dài mà không quan tâm đến việc con có đói hay không là việc làm hết sức sai lầm. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cao lớn, khỏe mạnh và thông minh của bé!
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ của trẻ chưa phù hợp: Với khung xương mềm và đang phát triển của trẻ nhỏ, bố mẹ nên lựa chọn những sản phẩm riêng biệt cho con. Các sản phẩm nệm cho trẻ sơ sinhthường có độ cứng và phẳng để hạn chế tình trạng cong võng cột sống. Ngoài ra, khi lựa chọn gối cho bé, bố mẹ nên quan tâm đến chất lượng bề mặt và vật liệu cấu thành.

Giấc ngủ ngon, đặc biệt là những giấc ngủ đầu đời sẽ là tiền đề giúp bé phát triển tối đa chiều cao, trí thông minh, khả năng miễn dịch và đồng thời giúp bé tạo lập được những thói quen tốt. Hãy sáng suốt trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ để cả con và mẹ đều có được đêm ngon giấc.

 

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Websitehttps://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.