Cảnh báo: Đột quỵ khi đang ngủ | Thegioinem.com

Gepubliceerd op 31 mei 2022 om 11:46

Cảnh báo: Đột quỵ khi ngủ là một tình trạng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này xảy ra do một phàn não không không cung cấp đủ lượng oxy kịp thời. Đột quỵ khi ngủ vì sao xảy ra? nó nguy hiểm tới mức nào? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nhé!

Đột quỵ khi ngủ nguy hiểm đến mức nào?

Đột quỵ khi ngủ là trạng thái một phần não bị tổn thương do không được cung cấp khí oxy kịp thời. Điều này xảy ra là do mạch máu não bị tắc đột ngột do các cục máu đông di chuyển vào phần mạch đang bị hẹp khiến các tế bào bị hoại tử và gây mất khả năng kiểm soát cơ thể. 

Đột quỵ rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời bệnh này sẽ gây tử vong và biến chứng nặng nề. Nguy hiểm nhất là trường hợp bị đột quỵ khi ngủ. Bởi khó phát hiện và sơ cứu kịp thời hơn so với ban ngày. Thậm chí còn có bệnh nhân bị đột quỵ vào ban đêm và người nhà không hề phát hiện ra và bỏ qua “khung giờ vàng” để cứu người đột quỵ. 

Mặc dù có những trường hợp được cứu sống nhưng 90% người bị đột quỵ phải gánh chịu những chứng nặng như: méo miệng, liệt nửa người cơ thể yếu và mất trí nhớ,… Không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh mà còn có cả người thân xung quanh.

Đột quỵ đặt biệt rất nguy hiểm vì nguy cơ tử vong tương đối cao lên đến hơn 50%, thời gian tử vong nhanh và các trường hợp được cứu sống phải mang di chứng khá nặng nề và chi phí điều trị đột quỵ rất cao. 

Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ

Uống nhiều rượu bia trước khi ngủ: Khi uống nhiều rượu bia trước khi ngủ sẽ dẫn đến tình trạng men gan tăng cao và làm tăng huyết áp, mạch máu phải làm việc nhiều hơn gây ra hiện tượng huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn và dẫn đến đột quỵ.

Thói quen ăn đêm: Thói quen ăn đêm làm tăng nguy cơ béo phì và là một trong những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ khi ngủ. Khiến lượng lipid trong máu tăng cao từ đó xảy ra hiện tượng tắc mạch máu não và đột quỵ.

Tắm khuya trước khi ngủ: Tắm khuya tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe nguyên nhân là khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, mạch máu co lại và gây cản trở quá trình máu lưu thông đến não, gây đột quỵ khi ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Thiết bị điện tử không gây ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu não, tuy nhiên ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân dẫn tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc và thường xuyên thức khuya làm tăng 83% nguy cơ bị đột quỵ trong lúc ngủ.

Tiền sử gia đình: những người có người có người thân bị các bệnh về tim mạch, thiếu máu não thoáng qua, có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu của đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu cảnh báo để bạn có thể nhận biết được cơn đột quỵ sắp xảy ra và có biện pháp phòng ngừa hoặc cấp cứu kịp thời: 

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và không còn năng lượng. 
  • Tê cứng ở một hoặc một bên mặt. 
  • Di chuyển khó khăn và bạn không thể nhấc cả hai cánh tay qua đầu cùng một lúc, thậm chí bị liệt một bên.
  • Hoa mắt, chóng mặt đột ngột.
  • Nói khó, phát âm khó, nói lắp. 
  • Cơn đau đầu dữ dội phát triển nhanh chóng và cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn. 
  • Thị lực giảm bất thường khiến mắt nhìn không rõ. 
  • Chảy nước dãi một bên: Khi não thiếu máu và oxy sẽ ảnh hưởng đến vùng đỏ, gây rối loạn hoạt động của lưỡi và khiến người bệnh bị chảy nước dãi một bên. 
  • Lạnh chân tay: Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, lượng máu cung cấp đến tay và chân sẽ giảm, khiến những vùng này bị lạnh, khó có thể làm ấm tứ chi ngay cả khi đắp chăn bông. 
  • Đau thắt ngực hoặc đau thắt ngực do tim, có thể do các triệu chứng liên quan đến tim, cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Phòng tránh nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm vì đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó bên cạnh cách điều trị, bạn nên tìm hiểu các cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe:

  • Chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ là thói quen ăn đêm vì thế bạn nên tránh việc ăn quá no trước khi ngủ và đồng thời thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình.

  • Nên bổ sung các loại ngũ cốc, đậu, rau củ quả nhiều hơn vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước lọc và sữa từ hạt.
  • Tránh ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh và đặc biệt đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thức ăn cay nóng.
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm có chứa hàm lượng sữa, chất béo cao vào cơ thể.
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thể thao mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nó không chỉ giúp tim mạch khỏe mạnh mà còn thúc đẩy hệ tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả hơn và từ đó giúp phòng tránh được nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Nên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng ít nhất 30 phút trước khi ngủ.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Những thói quen trong lối sống có thể bảo vệ sức khỏe của bạn hoặc dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, cần xây dựng những thói quen lành mạnh cho bản thân để giúp ngăn ngừa đột quỵ khi ngủ: 

  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, đặc biệt là đồ uống có cồn trước khi đi ngủ buổi tối. 
  • Nên sử dụng thiết bị điện tử một cách khôn ngoan, giảm thời gian sử dụng điện thoại di động trong ngày và bạn có thể có giấc ngủ ngon và sâu hơn bằng cách đọc sách thay vì sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. 
  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày vừa giúp tinh thần thoải mái, tập trung vào công việc, học tập vừa tránh được nguy cơ đột quỵ khi đang ngủ. 
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa lạnh, không tắm nước lạnh, sử dụng khăn, găng tay, tất, giày để giữ ấm cơ thể, tránh nguy cơ cao huyết áp, vỡ mạch, đột quỵ. 
  • Không tắm sau 10 giờ tối, đặc biệt nếu trời lạnh. 
  • Kiểm soát bản thân để phòng tránh đột quỵ khi ngủ

Kiểm soát bản thân ở đây có nghĩa là kiểm soát huyết áp và cảm xúc. Đây cũng được cho là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chứng đột quỵ khi ngủ. Theo thống kê, gần một nửa số bệnh nhân đột quỵ có các mức độ huyết áp khác nhau, do đó các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên theo dõi huyết áp thường xuyên và uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ. 

Nếu bạn đang bị căng thẳng, stress sẽ làm tăng tiết hormone adrenaline làm tăng huyết áp, nhịp tim, gây rối loạn nội tiết và có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, cần tiết chế cảm xúc của bản thân và tham gia các hoạt động tạo niềm vui, sự lạc quan để có tâm trạng vui vẻ, phòng tránh bệnh tật.

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nếu muốn áp dụng bất kỳ phương pháp trị đột quỵ khi ngủ trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt nhất cho phòng ngủ. Một phòng ngủ có không gian thoáng, ấm cúng, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp là yếu tố quan trọng giúp con người dễ chìm vào giấc ngủ ngon hơn. Cụ thể như:

  • Không gian thoáng, nệm êm ái: Phòng quá ngột ngạt cúng sẽ khiến bạn khó ngủ. Bên cạnh đó cũng phải lựa chọn các dòng nệm phù hợp, để tăng sự êm ái thì nệm cao su, nệm lò xo sẽ là gợi ý hoàn hảo.
  • Yên tĩnh và cách âm tốt: Những tiếng ồn bên ngoài là những nguyên nhân khiến bạn dễ mất ngủ. Vì thế thể để cải thiện giấc ngủ tốt hơn, phòng ngủ yên tĩnh, sử dụng nệm bông ép gấp 3để cải thiện môi trường ngủ là mẹo trị mất ngủ hiệu quả nhất.
  • Nhiệt độ và ánh sáng phù hợp:Phòng ngủ nên có nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp nhất mà bạn nên để là từ 25 – 28 độ và ánh sáng có cường độ nhẹ.

Đột quỵ khi ngủ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nếu bạn đang có những dấu hiệu của đột quỵ đã nói trên thì bạn nên thăm khám tại các chuyên khoa tim mạch, thần kinh để được thăm khám, tầm soát và phòng ngừa hiệu quả trước khi quá muộn. 

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.

Maak jouw eigen website met JouwWeb