Giấc ngủ sâu là một trong những giai đoạn của giấc ngủ, nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng lại mang đến nhiều lợi ích. Nếu đang thắc mắc giấc ngủ sâu là gì? Làm thế nào để có được giấc ngủ sâu? Tìm hiểu ngay cùng Thegioinem.com nhé!
Giấc ngủ sâu là gì?
Sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi, chúng ta nên dành thời gian cho nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Khoảng thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn và não bộ được nghỉ ngơi sau khi đã hoạt động căng thẳng trong 1 ngày. Thực tế chứng minh rằng một giấc ngủ sâu giúp bảo vệ não bộ rất tốt, đồng thời giúp cải thiện trí nhớ của chúng ta.
Giai đoạn của giấc ngủ sâu có quan trọng?
Giấc ngủ được chia làm 2 loại là REM (cử động mắt nhanh) và NREM (không cử động mắt nhanh). Trong chu kỳ giấc ngủ luôn bắt đầu bằng giấc ngủ NREM, nối tiếp đó là khoảng thời gian ngắn của giấc ngủ REM. Chu kỳ này lặp lại 90 phút 1 lần trong 1 đêm. Có 4 giai đoạn trong 1 chu kỳ ngủ:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM trong chu kỳ ngủ là giai đoạn chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. Khoảng thời gian này tương đối ngắn, chỉ kéo dài khoảng vài phút và bạn đi vào giấc ngủ khác nhẹ nhàng.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này giấc ngủ NREM là giai đoạn nhẹ xảy ra khi cơ thể chuyển sang giấc ngủ sâu. Bạn sẽ ngủ nhiều hơn ở giai đoạn này và hệ thống cơ thể bắt đầu diễn ra chậm hơn. Cơ bắp bắt đầu thư giãn và chuyển động mắt bắt đầu dừng lại.
- Giai đoạn 3: Giấc ngủ sâu là giai là giai đoạn thứ 3 của giấc ngủ NREM. Ở giai đoạn này người ngủ rất khó tỉnh. Lúc này nhịp thở và nhịp tim thấp nhất trong suốt chu kỳ. Giai đoạn ngủ sâu bắt đầu xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi bạn chìm vào giấc ngủ. Giai đoạn này kéo dài hơn ở thanh niên và ngắn đi ở người già.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn NREM chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Được coi là giai đoạn ngủ rất sâu. Thời hiểm này cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt và huyết áp đều giảm xuống ở mức thấp nhất. Các cơ bao gồm tay, chân, mắt hoàn toàn không chuyển động.
Những ảnh hưởng tiêu cực nếu không có giấc ngủ sâu
- Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung và làm giảm hiệu suất làm việc.
- Mất ngủ làm rối loạn tâm lý.
- Mất ngủ làm tăng huyết áp và gây ra các bệnh tim mạch.
- Mất ngủ gây thừa cân và nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu
- Mất ngủ gây trầm cảm và làm giảm sút trí tuệ
- Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Làm sao để có giấc ngủ sâu?
Ngủ ngon, ngủ sâu giúp tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn. Suy nghĩ minh mẫn và quyết định sáng suốt hơn. Sau đây là 7 lời khuyên từ bác sĩ để giúp bạn có được 1 giấc ngủ sâu.
7 lời khuyên của bác sĩ để có giấc ngủ sâu
- Tắt hết các nguồn sáng xanh trước khi ngủ
Nhiều loại bóng đèn và các thiết bị điện tử khác đặc biệt là là ánh sáng từ màn hình máy tính, tạo ra số lượng lớn ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra ánh sáng xanh còn khiến cho đầu óc của bạn duy trì trạng thái tỉnh táo và ngăn cản bạn chìm vào giấc ngủ.
Không nên uống cà phê sau 2 giờ chiều
Đừng nên uống cà phê, nếu bạn muốn lên giường và ngủ trên chiếc nệm cao su giá rẻ êm ái vào tầm 9 – 10 giờ tối. Uống cà phê muộn lượng caffeine vẫn còn luân chuyển trong cơ thể và khiến bạn “tỉnh như sáo”, đầu óc không thể thư giãn mà mời giấc ngủ đến được
Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ
Chỉ cần dành khoảng 15-20 phút tập những động tác yoga cơ bản hoặc dạo bộ để điều hoà nhịp thở và thả lỏng các cơ. Bạn sẽ thấy tinh thần của mình dịu đi nhiều, bình tĩnh hơn. Với đầu óc nhẹ nhàng khi nằm lên giường bạn cũng dễ ngủ hơn.
Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ
Để lập cho mình một thói quen tốt với bản thân là đi ngủ đúng giờ. Theo như nhiều bác sĩ khuyến cáo thì khoảng thời gian từ 22-23h là khoảng thời gian tốt nhất bạn nên lên giường ngủ. Nếu thức quá khuya sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, hoặc việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, smartphone...
Uống trà thảo mộc giúp tinh thần thư thái
Có một số loại trà chỉ thích hợp uống vào mỗi buổi sáng, giúp kích thích tinh thần và sự tập trung tương tự như cà phê. Nếu như uống những loại trà này quá nhiều vào buổi tối, sẽ dễ khiến bạn bị mất ngủ. Nhưng nếu biết lựa chọn và sử dụng đúng thì uống trà cũng là một cách để đối phó với mất ngủ.
Trà có tính kích thích tinh thần tương tự cà phê, nhưng nó cũng mang đến sự thư thái, tịnh tâm hơn. Nguyên nhân của mất ngủ có thể là do căng thẳng trong công việc và học tập, việc bạn uống một tách trà nóng và đọc vài trang sách hay xem những bộ phim truyền hình sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và dễ ngủ hơn.
Dùng tinh dầu thơm
Những tinh dầu có mùi hương dễ chịu, ví dụ như tinh dầu hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc… có thể giúp bạn thư giãn thần kinh, hỗ trợ đem đến một giấc ngủ sâu.
Chọn nệm phù hợp với cơ thể
Những căng thẳng, mệt mỏi hàng ngày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Có được một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho cơ thể bổ sung năng lượng sau ngày làm việc mệt mỏi. Một chiếc nệm êm ái và chăn gối thoải mái sẽ mang đến cho bạn một cảm giác an toàn và dễ chịu, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Chất lượng của một chiếc nệm cũng rất quan trọng. Nó có khả năng quyết định chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ. Một số sản phẩm nệm tốt cho giấc ngủ hiện nay có thể kể đến như nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Liên Á, nệm lò xo Dunlopillo,...
Giấc ngủ sâu là gì? Làm sao để có được giấc ngủ sâu? Những thông tin mà Thế Giới Nệm chia sẻ sẽ phần nào giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Ngủ ngon giấc mỗi ngày để có thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng vào ngày mới nhé!
Reactie plaatsen
Reacties